Trong những năm gần đây, thực hành ngồi thiền đã trở nên phổ biến rộng rãi và thu hút được đông đảo mọi người, kể cả rất nhiều người nổi tiếng. Đây là một phương pháp thực hành mới đối với nhiều người và khiến bạn có thể gặp một số vấn đề phổ biến. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu các kinh nghiệm thực hành ngồi thiền khi thiền từ những người đã thành công để giải quyết các vấn đề mà bạn đang gặp phải.
Toc
Bạn đã biết kinh nghiệm thực hành ngồi thiền chuẩn nhất?
1. Cách ngồi thiền không bị nhàm chán
Đối với những người mới bắt đầu thì việc giữ một tư thế ngồi thiền thời gian dài cũng như giữ tâm trí không suy nghĩ gì vô cùng khó khăn. Dẫn tới việc bạn cảm nhận thời gian khi thiền trôi qua vô cùng lâu và nhàm chán. Theo những người có kinh nghiệm thì bạn nên bắt đầu việc thiền trong 5 phút sau đó tăng lên 10 phút,… Việc tăng dần thời gian ngồi thiền giúp cho bạn quen dần với thiền định.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng chia sẻ kinh nghiệm thực hành thiền để không buồn ngủ và nhàm chán là sử dụng ứng dụng thiền chuyên nghiệp như Mindfully. Trong ứng dụng này đã được thiết kế nhiều bài thiền phù hợp cho người mới bắt đầu, kết hợp cùng với những bài nhạc nhẹ nhàng, mang lại cảm giác an yên và hoàn toàn không hề nhàm chán.
Nên bắt đầu thiền từ 5 phút rồi tăng dần
2. Kinh nghiệm sắp xếp thời gian thiền
Theo Suze Yalof Schwartz – người sáng lập cơ sở Unplug Meditation – một người vô cùng bận rộn và không có nhiều thời gian rảnh thì bạn có thể thực hành ngồi thiện bất kỳ lúc nào như khi ngồi chờ mua cà phê, ngồi thiền khi đi xe bus hay chờ một buổi họp bắt đầu. Quý vị không nhất định phải ngồi yên một chỗ khi quỹ thời gian không cho phép, quý vị có thể thực hành chánh niệm khi đi tới đi lui cùng một lúc.
Bên cạnh đó, theo Bethany Lyons – Người đồng sáng lập viên chương trình Lyons Den Power Yoga thì cô thường xuyên hẹn đồng hồ, để đồng hồ reo khoảng thời gian dành để thực hành ngồi thiền định, để thực hiện thiền đều đặn hơn.
Ngồi thiền bất kỳ thời điểm nào có thời gian rảnh
3. Kinh nghiệm thực hành ngồi thiền không tê chân
Tê chân là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà những mới thực hành ngồi thiền gặp phải. Theo những người đã theo đuổi bộ môn này thành công thì để loại bỏ hiện tượng tê chân bạn cần chú ý ngồi đúng tư thế chuẩn và hít thở đúng cách.
Bài viết liên quan:
Ngồi đúng tư thế thiền nghĩa là bạn cần giữ cho cột sống thẳng tự nhiên, không nên cố gắng gồng cột sống để giữ thẳng một cách cứng nhắc. Vì như vậy dễ khiến bạn khó chịu, không thoải mái. Nhưng cũng không nên ngồi gù lưng vì lúc này trọng lượng cơ thể sẽ đổ dồn về chân nhiều hơn và gây tê chân.
Tiếp đến, bạn cũng cần hít thở sâu bằng cơ hoành (hay còn được gọi là thở bụng) khi thiền, không nên thở bằng ngực. Hãy hít hơi sâu và cảm nhận không khí tràn đầy khoang bụng, giúp bụng phình ra. Sau đó, thở ra toàn bộ hơi từ bụng, giúp bụng hóp lại. Hít thở sâu là cách đơn giản để cung cấp oxy cho cơ bắp, giúp cơ chân có đủ nhiên liệu để giữ trọng lượng cơ thể trong thời gian dài mà không bị mỏi.
Ngoài ra, để giảm hiện tượng chân bị tê, những người có kinh nghiệm cũng chia sẻ bạn có thể ngồi lên đệm, thảm, kê chân thoải mái. Mặc quần áo thoải mái, không quá bó cũng giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm cảm giác tê chân.
Ngồi đúng tư thế và tập trung hít thở sâu để không tê chân
4. Kinh nghiệm ngồi thiền không đau lưng
Đau lưng cũng là một vấn đề không ít người mới thiền định gặp phải. Và cách giải quyết cũng tương tự như vấn đề tê chân. Đó chính là ngồi đúng tư thế và hít thở khi thiền đúng cách. Bên cạnh đó, để giảm đau lưng khi ngồi thiền lâu thì theo kinh nghiệm thực hành ngồi thiền của Brett Larkin – Giáo thọ Yoga và Thiền thì ông đã được các Thầy dạy nên dùng các gối tọa Thiền ‘đúng cách’ khi theo học một khóa tu dài hạn. Những chiếc gối tọa thiền này giúp xương sống của bạn được định hình theo một đường thẳng nhờ các tọa cụ nâng đỡ, xương sống của bạn sẽ dần trở nên cứng hơn. Sau khi thiền 14 ngày liên tiếp, bạn có thể ngồi thẳng lưng và lưng không còn đau mỏi khi thực hành ngồi thiền.
5. Kinh nghiệm ngồi thiền không buồn ngủ
Rất nhiều người gặp tình trạng buồn ngủ sau một thời gian ngắn ngồi thiền. Theo kinh nghiệm thực hành ngồi thiền từDaniel Goleman – Nhà Tâm lý gia và tác giả sách nổi tiếng thì bạn có thể áp dụng việc ngồi thiền sau khi uống cà phê hoặc trà (nếu đó là thói quen của bạn) hoặc thiền ngay khi thức dậy, trong thời điểm bạn tỉnh táo. Thêm vào đó, hãy bắt đầu thực hành Chánh niệm từ thời gian ngắn và tăng dần thời gian.
Việc sử dụng ứng dụng hướng dẫn thiền với những bản nhạc du dương cùng hướng dẫn thực tập thiền khoa học đúng cách cũng giúp ích trong việc giảm cảm giác buồn ngủ.
Nghe nhạc và hướng dẫn thiền giúp bạn không buồn ngủ
Hy vọng với các kinh nghiệm thực hành ngồi thiền trên đây từ những người đã thành công sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề mà bạn đang gặp phải. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ứng dụng tập thiền của Mindfully với các bài hướng dẫn thiền từ cơ bản đến nâng cao đi theo đa dạng chủ đề dành cho những mục đích khác nhau như giúp ngủ ngon giấc, quan sát & cảm nhận cơ thể, làm dịu lo âu – căng thẳng, thiền bình yên,… để có thể đạt được hiệu quả thiền tốt hơn.
Bài viết hữu ích dành cho bạn:
- Cách hít thở khi ngồi thiền tăng cường sức khoẻ
- Khi ngồi thiền nên nghĩ gì để đạt hiệu quả tối đa?
- 4 tác dụng của thiền định đối với não bộ bạn đã biết?
Ngoài ra, app Mindfully cũng có những mẹo hay khi thiền được chia sẻ từ chuyên gia (Thạc sĩ Tô Mỹ Ngọc – Giám đốc chuyên môn về Thiền và Chánh niệm tại Mindfully) sẽ giúp bạn rất nhiều trong hành trình thực tập. Bắt đầu thiền 5 phút mỗi ngày ngay hôm nay bằng việc tải ứng dụng miễn phí trên Apple Store và Google Play.